Dieses Blog durchsuchen

Dienstag, 17. November 2015

Cờ VNCH phất phới trên thành phố Maribyrnong...!

MN: Cờ VNCH phất phới trên thành phố Maribyrnong...!
VC mô tả việc Hội đồng Thành phố Maribyrnong ở Victoria thông qua nghị quyết công nhận cờ vàng của VNCH là việc làm sai trái và yêu cầu hủy bỏ.
VN phản ứng giận dữ trước việc cờ vàng được công nhận ở Úc
Trong một tuyên bố gởi cho SBS qua điện thư, Tòa Đại sứ CHXHCN Việt Nam ở Canberra gọi đây là một việc làm “xúc phạm”.
Việc Hội đồng Thành phố Maribyrnong thông qua nghị quyết liên quan tới cờ vàng, cờ của một chế độ đã không tồn tại hơn 40 năm qua, là việc làm xúc phạm lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam.”
“Hành động này cũng đi ngược lại xu thế phát triển của quan hệ đối tác toàn diện tăng cường giữa Việt Nam và Australia.”
“Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ duy nhất đại diện cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.”
“Chính phủ Australia đã chính thức công nhận lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 26/02/1973.”
“Việt Nam yêu cầu Hội đồng Thành phố Maribyrnong hủy bỏ nghị quyết sai trái này và Chính phủ Australia có các biện pháp thích hợp không để các hành động tương tự tái diễn.”
Những người trong CĐNVTD Victoria vận động cho chuyện này nói với SBS họ hy vọng Hội đồng Thành phố Maribyrnong không đảo ngược nghị quyết trước sức ép chính trị.
Di sản của người Việt tị nạn
Hôm 20/10 các nghị viên của Hội đồng thành phố đã biểu quyết, với tuyệt đại đa số, thông qua nghị quyết ghi nhận sự đóng góp to lớn trong suốt 40 năm qua của người Việt, và chính thức công nhận lá cờ vàng.
Thị trưởng Thành phố Maribyrnong, ông Nam Quách nói với SBS rằng lá cờ vàng mang nhiều ý nghĩa đối với nhiều người Việt tị nạn ở Úc và họ đã vận động trong suốt nhiều năm qua để nó được chính thức công nhận đó là lá cờ đại diện cho họ.
“Lá cờ vàng… để cho rõ ràng, không phải là một lá cờ có chủ quyền, nhưng đó là biểu tượng của bản sắc, và đặc biệt là bản sắc của người Úc gốc Việt và kinh nghiệm tị nạn của họ.”
“Người ta đã rời đất nước của họ trong hoàn cảnh đau thương và khó khăn như vậy, và nguyện vọng của họ, không chỉ chạy trốn sự đàn áp mà còn là đi tìm những giá trị dân chủ và tự do.”
“Đó là một ý nghĩa quan trọng của lá cờ vàng đối với rất nhiều người ở đây,” Thị trưởng Nam Quach nói.
Hội đồng Thành phố Maribyrnong nay cho phép thượng cờ vàng trong những dịp lễ lạc của người Việt ở những địa điểm thích hợp.
Đây là thành phố thứ nhì ở Úc nhìn nhận lá cờ của VNCH là di sản của người Việt tị nạn cộng sản.
Kể từ năm 2004, Hội đồng Thành phố Fairfield ở Sydney, nơi có đông đảo người Việt nhất nước Úc, cho phép tổ chức CĐNVTD NSW làm lễ tưởng niệm và thượng kỳ Úc và VNCH vào những ngày lễ ANZAC Day (25/4), Ngày 30 Tháng 4, Ngày Quân Lực VNCH (19/6), Vietnam Veterans Day và Chiến Thắng Long Tân (18/8), và Tết Nguyên Đán.

Ai đã ‘rước’ một công ty TC trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?

MN: Kế hoạch thâm độc cuả bọn Tàu cộng và tay sai cuả chúng bọn Cộng Sản Hà nội... như con Bạch tuộc xiết chặt  cánh tay bẩn thỉu cuả nó vô yết hầu cuả quê huơng mình dần dần...
theo e-mail cuả bạn......!

 Ai đã ‘rước’ một công ty TC trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?
 
http://baomai.blogspot.com/
Công ty Hoa Tây Trung Cộng đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.

Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.

Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính  khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.

30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.

Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Cộng đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.

http://baomai.blogspot.com/
'Tiểu quốc' Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng

Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Cộng đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Cộng

http://baomai.blogspot.com/
Cty Hoa Tây Trung Cộng đang thực hiện giai đoạn hai của dự án

http://baomai.blogspot.com/
  Trung Cộng đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?

Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.

http://baomai.blogspot.com/
Một trong những khách sạn của Trung Cộng nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng

http://baomai.blogspot.com/
Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một “đặc khu Trung Cộng”

Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Cộng. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Cộng” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Cộng?

Theo trang Bizapedia và trang Businesses California thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.

Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.

Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.

Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Cộng, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.

Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Cộng của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.

Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:

http://baomai.blogspot.com/
Ảnh chụp thông tin về Cty “Silver Shores International Limited” trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông

Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Cộng), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.

Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Cộng trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
Lê Anh Hùng
_________

Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.

Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.

Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores. 

Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”

Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Cộng chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền

Phiếm luận...Tóc mai sơi vắn dợi dài..........

MN: Phiếm luận...Tóc mai sơi vắn dợi dài..........các bạn xem một bài phiếm luận khá hay cuả Nguyễn Ngọc Chính mà tình cờ MN đọc đuợc trong e-mail cuả bn.....enjoy.....:-)



Bài viết này không có tham vọng “chẻ làm tư” một sợi tóc vì đó thuộc phạm trù nghiên cứu của các nhà khoa học. Người viết chỉ xin được bàn về những sợi tóc và những mái tóc… đã đi vào văn chương nghệ thuật, từ bình dân cho đến hàn lâm, từ ca dao cho đến tục ngữ và từ thơ cho đến nhạc. 
***
“Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm…”
Từ hai câu ca dao trên, nhạc sĩ Phạm Duy đã lấy cảm hứng sáng tác “Tóc mai sợi vắn sợi dài” theo phong cách dân ca. Chuyện tình bắt đầu từ “…thuở ấy, em vừa thôi kẹp tóc…” của một nàng thơ “…còn non mùi sữa”, nàng yêu một chàng nhạc sĩ mà “.. tiếng đàn nghe vụng quá…”.
Thời gian trôi qua, chuyện tình thơ dại đi đến đoạn kết buồn giống như lời mẹ ru ngày còn bé: “Lan huệ sầu ai lan huệ héo / Lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi”. Nàng đã lập gia đình với một người khác để chàng nghệ sĩ thấm thía câu “Tóc mai sợi vắn sợi dài…” [1]
Khác với Phạm Duy khai thác ca dao đưa vào nhạc, ta bắt gặp Trịnh Công Sơn đưa tóc vào tình ca với thiên hình vạn trạng của sợi tóc. Chỉ tiếc một điều, cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ họ Trịnh trải qua hai giai đoạn chính, trong đó nhạc tình làm người hát ngưỡng mộ bao nhiêu thì những loại nhạc khác của ông khiến nhiều người phải cau mày bấy nhiêu.
Ca từ về tóc trong nhạc Trịnh Công Sơn rất phong phú, mang nặng chất thơ quyện với chất nhạc khiến người ta không phân biệt được đó là thơ hay nhạc. Họ Trịnh đã sử dụng một bút pháp lãng mạn trong lời ca đậm chất thơ trong bài “Còn tuổi nào cho em”: “… Tay măng trôi trên vùng tóc dài…”  giữa một Sài Gòn náo nhiệt để rồi tự hỏi với lòng… “Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài…” [3]
Còn rất nhiều cách dùng chữ “xuất thần” trong nhạc Trịnh Công Sơn.
“…Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”
“…Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai”
(Như cánh vạc bay)
“…Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình…”
“…Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi…”
(Ru ta ngậm ngùi)
“….Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho...” (Rồi như đá ngây ngô)
“…Thương nụ cười và mái tóc buông lơi...” (Thương một người)
“…Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng...” (Tuổi Đời Mênh Mông)
“…Ôi tóc em dài đêm thần thoại…” (Gọi tên bốn mùa)
“…Sợi tóc em bồng, trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền…” (Tuổi đá buồn)
“…Lùa nắng cho buồn vào tóc em…” (Nắng Thủy Tinh)
Chất Huế cũng bàng bạc trong nhạc Trịnh khi “Nhìn những mùa thu đi” với niềm nuối tiếc khôn nguôi… “gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè và gió hôn tóc thề… rồi mùa thu bay đi…” Người ta hiểu ngay, đó là mùa thu trên đất Thần Kinh với mái tóc thề muôn thuở [4]
Xứ Huế có câu ca dao “Bớ cô tóc xoả kề bề / Cô mặc áo trắng, tóc thề ngang vai”… Nhiều người tự hỏi, tại sao gọi là “tóc thề”? Một giải thích cho rằng những cô gái miền Sông Hương – Núi Ngự để “tóc thề” để nói lên sự ngây thơ, khép kín. Rồi mái tóc thề xuông đuột xỏa kín bờ vai đó sẽ có ngày biến mất khi nàng thơ sang ngang để lại một nỗi buồn man mác trong lòng kẻ tình si!
MN: link youtube Lý muời thuơng..ca huế:
https://www.youtube.com/watch?v=cFMUJZwvWmc 
  
Kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất giàu những thuật ngữ liên quan tới tóc. Thơ Nguyên Sa xuất hiện với “tóc mây”, một từ ngữ khi đọc lên người ta mường tượng một làn mây trôi lơ lửng trên mái tóc người yêu:
“Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay”
Nét độc đáo lãng mạn của Nguyên Sa nằm ở chỗ hình tượng hóa tóc là mây vì biết đâu một ngày nào đó “tóc mây” không còn là của riêng mình nên mỗi lần nhìn mây bay vẫn cảm thấy người yêu xưa dõi theo bên mình trên bầu trời. Hóa ra xa cách mà lại rất gần gũi!
Không phải chỉ có “tóc mây”, thơ Nguyên Sa lại có cả “người yêu tóc ngắn” qua bài “Áo lụa Hà Đông” với những câu thật tình tứ [2]:
“…Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở xung quanh…”
“…Em ở đâu hỡi người yêu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông…”
Tuy nhiên, theo tôi, (một người chỉ thích tóc dài tha thướt buông lơi trên bờ vai), tóc ngắn kiểu ngày xưa người ta thường gọi là “demi garçon”, làm sao hấp dẫn bằng những sợi tóc dài buông thả trên nền áo lụa Hà Đông giữa nắng Sài Gòn? 
“Demi garçon” là kiểu tóc ngổ ngáo của những nàng “tomboys” muốn có một cái đầu giống như con trai… nhưng quả thật, tóc của con trai “thứ thiệt” thì hầu như chẳng một thi nhân nào để mắt đến.
Thế nhưng, thơ Nguyên Sa khiến ta ngạc nhiên khi gặp bài “Cắt tóc ăn tết” của quý ông với đoạn mở đầu theo trường phái “thơ tự do”:
“Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc…”
Cứ thế là cắt cho bằng hết… rồi lại cắt luôn cả những cảnh tượng chiến tranh khốc liệt, huynh đệ tương tàn của Sài Gòn thời chiến:
“…Sợi xích chiến xa, sợi dây thòng lọng
Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt
Sợi nấp trong hầm
Sợi ngồi trong hố
Sợi đau xót như dây dù chẳng mở
Sợi treo cổ tình yêu, sợi trói tay hy vọng…”
Mái tóc đàn ông còn bị cắt nhiều lắm trong một xã hội bị phân hóa vì chiến tranh ý thức hệ giữa Hà Nội – Sài Gòn với những lưỡi lê, dây thép gai, dùi cui, khẩu hiệu…
“…Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi Hà Nội khóc trong mưa
Sợi Sài Gòn buồn trong nắng
Sợi dạy học chán phè
Sợi làm thơ thiểu não
Sợi đặc như dùi cui
Sợi rỗng như khẩu hiệu
Sợi nhọn như lưỡi lê
Sợi cứng như dây thép gai
Sợi dầy như hỏa lực…”
Nguyên Sa là một nhà giáo nhưng cũng có thời gian bị động viên vào Thủ Đức nên đã trải qua những ngày sinh viên hoan hô, đả đảo… cũng như biết đến bom, đạn, chông, mìn, liên thanh, đại bác. Để ăn Tết, ông muốn cắt hết những sợi tóc chứng tích của chiến tranh:
“…Sợi mệt mỏi sau những tháng ngày hoan hô đả đảo
Sợi cháy đen như rừng núi Chu-prong
Sợi thở dài trong đêm cúp điện tối om
Sợi sát vào nhau đánh sáp lá cà
Sợi cắt non sông thành Bắc Nam, thành khu chiến
Sợi lên thẳng trực thăng                                   
Sợi xuống ngầm địa hạ
Sợi đặt chông
Sợi gài mìn
Sợi bóp cò liên thanh
Sợi kéo xe đại bác
Sợi xót xa trên mặt nhăn tuổi trẻ
Sợi trên trán thơ ngây nằm im phục kích…”
Có lẽ tôi đã trích thơ Nguyên Sa hơi nhiều nhưng quả thật bài thơ tự do về chuyện cắt tóc cứ cuốn hút người đọc về những sợi tóc cần phải cắt…
“…Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi bạc, sợi vàng, sợi tiền, sợi gạo
Sợi nhục, sợi lo, sợi đau, sợi chán
Sợi phản trắc đui mù, sợi đam mê cuồng vọng
Sợi chảy xuống má cha
Sợi vắt ngang trán mẹ
Sợi cắt đứt tim chồng
Sợi chặt đôi ruột vợ
Sợi nhố nhăng như cuộc đời
Sợi ngu si như lịch sử
Sợi đợi những ngón tay đi qua
Sợi đợi những ngón tay chẳng đến…”
Để rồi bài thơ về tóc đi đến đoạn kết vừa đằm thắm nhưng cũng không kém phần bão táp:
“Hãy cắt cho ta
Hãy cắt cho anh
Hãy cắt cho em
Hãy cắt cho vợ
Hãy cắt cho chồng
Hãy cắt cho con
Cho buổi tối quạnh hiu, cho mối tình sắp cũ
Cho đồng bào, cho người thân, người sơ
Cho ruột thịt
Cho cả những thằng sa đích phê bình văn nghệ rẻ tiền
Cho cả những thằng xẻo thịt non sông
Cho cả những thằng băm vằm tổ quốc”
Từ xa xưa, Nguyễn Du đã có những câu ca tụng nét đẹp của Thúy Vân, em gái Thúy Kiều trong “Đoạn trường Tân thanh”. Nét đẹp “cổ điển” bao gồm “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Nhưng cũng từ ngàn xưa người ta đã quan niệm “Cái răng cái tóc là góc con người” nên nhất định phải nói đến nụ cười và mái tóc:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Lại có hẳn cả một trường phái “tóc xanh”. Hữu Loan hồi tưởng… “Khi tóc nàng xanh xanh...”. Phạm Duy lại than thở… “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Hóa ra trong thơ và nhạc lại có loại “tóc xanh” để thi vị hóa tuổi thanh xuân tràn trề sức sống.
Lưu Trọng Lư nổi tiếng với bài “Tiếng Thu” nhưng ông cũng có những vần thơ ám ảnh vì “mái tóc mây”:
“Vầng trăng lên mái tóc mây
Một trời thu lạnh mơ say hương nồng…”
Rồi lại quay qua “tóc hương nồng” với những vần thơ của… “con nai vàng ngơ ngác”:
“Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng
Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh…”
Có một kiểu tóc rất “bình dân” mà Nguyễn Nhược Pháp nói đến trong bài đi chùa Hương:
“Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao”
Chả là trong bài ca dao “Mười thương” thì tóc đuôi gà đứng hàng đầu theo “tiêu chuẩn” về người đẹp của thời tiền chiến:
“Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh, hạt huyền kém thua…”
Sang đến thời chiến, miền Nam xưa cũng còn rất nhiều nhà thơ viết về tóc. Nguyễn Tất Nhiên có những câu thơ ca tụng tóc dài rất… tự nhiên:
“Tay ta đôi bàn tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi phai…”
Rồi những câu thơ hồn nhiên của tuổi học trò mà tôi không rõ tên tác giả:
“…Ngày xưa đằng ấy tóc thề
Ta thời tóc ngắn nên về tương tư…”
Hay cả những lời mộc mạc kể chuyện một thời sinh viên:
“Ngẩn ngơ kìa suối tóc nào
Mượt mà chảy suốt bờ vai thon gầy
Ai ngồi trước mặt tôi đây
Tóc ai xoã dịu thơm đầy sách tôi
Nhoà lời thầy giảng bồng trôi
Bảng đen đâu giữa khung trời tóc mây
Ôi giảng đường những phút giây
Tái tim tôi đã phủ đầy tóc ai
Thế rồi có một sớm mai
Vào thi tôi biết làm bài ra sao?
Lòng buồn cắn bút nghẹn ngào
Lẽ chăng, trách sợi tóc nào vướng tim…”
Dạo trên Facebook ngày nay ta cũng thấy dân mạng “xôn xao” vì tóc. Thôi thì đủ thứ, tóc “muối tiêu” (tiêu nhiều hơn muối), tóc “muối pha tiêu” với phần muối nhiều hơn tiêu, đó là những… “sợi tóc hai màu”. Rồi lại có tóc rối, tóc phai. Tôi thích bài “Tóc phai” trên FB của TTM:
“Tóc xanh, xưa gởi bên trời
tóc phai, nay quấn phần đời của ta.
Đêm về, nhớ sợi phôi pha
cuộn trong chăn gối gọi ta, rất gần
Sợi vương dưới gót, bao lần
cuốn ta, trôi tuột vào vầng trăng trong
Sợi vương bên gối, hoài mong
cuốn ta, trôi mãi vào trong, tận cùng…”
Rồi lại chuyển qua “Tóc rối” với những lời tự sự vừa cảm động nhưng cũng không kém phần thơ mộng:
“Tóc em rối lắm, lười không chải
vắt ở trên đầu, mấy màu phai
Thời gian trôi dạt, qua miền tóc
nửa rớt bên thềm, nửa quấn vai
Tóc em rối lắm, như mây cuộn
giữa giông, giữa bão, giữa mưa tuôn
Vùi trong sợi tóc, tay gầy guộc
sợ vướng tay người, nửa sợi.. buông” 

Nguyễn Ngọc Chính
MN: link youtube: tóc mai sợi vắn sợi dài...pps avi Ngọc Hạ &Trần Thái Hoà  ;
***